Sử dụng máy dò tạp chất X-ray có an toàn không?
Trước đây tia-X thường được sử dụng trong nha khoa và y tế. Ngày nay các nhà máy thực phẩm ngày càng phụ thuộc vào tia X để kiểm tra các tạp chất trong sản phẩm trước khi phân phối ra thị trường, do máy dò X-ray vô cùng tiện lợi khi dò được cả kim loại và phi kim loại, tạp chất như xương, đá, gỗ, dây, lưỡi dao, bulong, gioăng… mà nhiều máy dò kim loại không dò được.Theo thời gian các dòng máy dò X-ray càng tăng độ nhạy phát hiện và chi phí càng giảm.
Tuy máy này tiện lợi như vậy nhưng các nhà sản xuất vẫn e dè sử dụng do những nguyên nhân sau:
- Người tiêu dùng lo sợ liệu tia X có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không?
- Người vận hành lo sợ liệu tia X có ảnh hưởng đến sức khỏe của họ?
Bức xạ là gì?
Bức xạ gồm có 2 loại:- Bức xạ tự nhiên: ánh sáng mặt trời, bức xạ từ mặt đất, tia gamma từ các nguyên tố phóng xạ…
- Bức xạ nhân tạo: vi sóng từ lò nướng, tia X…
Mọi người đều tiếp xúc với bức xạ nền, xung quang ta đều có. Các nguồn phóng xạ tự nhiên chiếm 80% tổng bức xạ mà chúng ta nhận được.
Kiểm tra bằng máy X-ray không gây hại cho thực phẩm.
Thực phẩm qua máy X-ray kiểm tra chỉ trong khoảng thời gian nhỏ hơn 1 giây nên nhận lượng bức xạ cực kỳ thấp.Lượng bức xạ mà mỗi cá nhân nhận được từ việc tiêu thụ thực phẩm được chiếu tia X là rất nhỏ. Ví dụ, một quả chuối sẽ có khoảng 0,01 mrem, sau khi kiểm tra bằng tia X; để so sánh, một phim X-quang nha khoa có 1,5 mrem.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO), Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)... cũng nghiên cứu, công nhận sau chiếu xạ, thực phẩm không xuất hiện bất kỳ độc tố nào, không có sự thay đổi các thành phần hóa học gây ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người. Vì thế, không có cơ sở khoa học khẳng định ăn thực phẩm chiếu xạ sẽ bị ung thư, vô sinh, sản phụ sinh con quái thai.... như tin đồn.
Nhân viên vận hành an toàn.
Lượng bức xạ từ máy dò X-ray thực phẩm nằm trong các quy định an toàn đã đặt ra (dưới 1 μSv/h).Một số người có thể lập luận rằng những người vận hành làm việc gần hệ thống kiểm tra bằng Tia X 8 giờ một ngày sẽ tích lũy lượng phơi nhiễm phóng xạ cao hơn (được tính bằng cách nhân, ví dụ 0,6 μSv/h với 8 giờ, 5 ngày và 50 tuần, tổng cộng là 1 200 μSv). Trong kịch bản này, mức phơi nhiễm vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với giới hạn nghề nghiệp do cơ quan y tế đặt ra (20.000 đến 50.000 μSv/năm) hoặc mức phơi nhiễm tích lũy khi bay 8 chuyến bay hai chiều mỗi năm (1.280 μSv).
Trên thực tế, kịch bản được mô tả ở trên không tồn tại. Việc tích lũy lượng bức xạ đó sẽ yêu cầu người vận hành phải đứng ở lối vào hoặc lối ra của hệ thống Tia X, bên cạnh quy trình sản xuất, trong toàn bộ ca làm việc 8 giờ mỗi ngày của họ trong suốt cả năm.
Giống như bất kỳ thiết bị sản xuất nào khác, người vận hành không dành cả ngày ở gần hệ thống. Nếu họ cần sử dụng hệ thống, họ sẽ đứng ở bảng điều khiển nơi không bị phơi nhiễm thêm bức xạ. Điều này là do tủ và tấm chắn bằng thép không gỉ giúp ngăn chặn tia X rất hiệu quả. Ngoài ra, nhờ mức độ tự động hóa cao của hệ thống kiểm tra bằng Tia X hiện đại, người vận hành hiếm khi cần can thiệp vào hệ thống. Tất cả điều này làm cho nó hoàn toàn an toàn để sử dụng.
Trọng Tín là 1 trong những đại lý phân phối máy dò X-Ray tại thị trường Việt Nam, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm.